您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Antigua GFC vs Malacateco, 08h00 ngày 6/2: Tạm chiếm ngôi đầu
NEWS2025-02-08 14:02:09【Kinh doanh】5人已围观
简介 Linh Lê - 05/02/2025 09:03 Nhận định bóng đá man city – arsenalman city – arsenal、、
很赞哦!(41583)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Sepsi vs Farul Constanta, 22h59 ngày 6/2: Kết quả thất vọng
- Bà mẹ mắc căn bệnh kỳ lạ, mua sắm điên cuồng trong khi ngủ
- Người phụ nữ sống trong nhà vệ sinh công cộng ở Thượng Hải
- Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng
- Siêu máy tính dự đoán Valencia vs Barcelona, 3h30 ngày 7/2
- Học sinh đi xe máy 'đầu trần, kẹp ba' ra đường, phụ huynh có biết điều này?
- Đám tang nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
- Nhiếp ảnh gia đi khắp thế giới, bắt khoảnh khắc đời thường lắng đọng tình phụ tử
- Nhận định, soi kèo Al Ahli vs Qatar SC, 20h30 ngày 7/2: Cửa dưới ‘ghi điểm’
- Tái hiện hai giai đoạn ấn tượng của Thăng Long Kinh Kì
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Tekstilac Odzaci vs Cukaricki, 22h59 ngày 7/2: Đặt niềm tin vào cửa dưới
Công tác chuẩn bị coi như xong, chờ lịch là lên đường.
Đúng ngày hẹn, dù không cần hô hào, không cần thuyết phục nhưng thật là lạ: Có rất nhiều bạn từ ngày ra trường giờ mới đi họp lớp được, rồi có cả mấy bạn đang sống ở nước ngoài cũng về tham gia. Bởi vậy lần họp mặt này là lần họp mặt đông đủ nhất của lớp chúng tôi từ ngày ra trường cho đến nay. Xe chở chúng tôi xuất phát từ cổng trường đại học trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội thẳng tiến đến Hạ Long.
Lên xe ổn định chỗ ngồi một lát thì một bạn nữ có phần hoạt ngôn của lớp, gọi bạn là quản ca cũng đúng, bắt nhịp một trò chơi: Bắt đầu từ bạn ngồi hàng ghế đầu tiên nói một từ tiếng Anh, bạn kế tiếp phải nói từ khác có chữ cái bắt đầu chính là chữ cái cuối cùng của từ bạn trước vừa nói, cứ như vậy đến hết lượt rồi lại quay vòng. Luật chơi là trong vòng 5 giây ai không nghĩ được ra từ thì sẽ bị mất lượt và bị phạt tiền. Số tiến này sẽ được nộp vào quỹ lớp. Tuy nhiên chơi mãi trò này mà cũng chưa thấy ai bị phạt. May là đến điểm ăn sáng nên tạm "game over" trò này.
Ăn sáng xong hình trình của chúng tôi lại tiếp tục. Lại chơi trò chơi.
Lần này không phải bạn nữ kia mà là một bạn nam khởi sự một trò chơi khác: Cả lớp chia thành 2 đội, đội nam và đội nữ, mỗi đội cử ra một đại diện để liệt kê các bộ phận người bắt đầu bằng chữ L. Đội nào liệt kê được ít bộ phận hơn sẽ thua! Ở đây chúng tôi chỉ là vui thôi, không hề thô tục, nếu có “tục” thì là “tục thanh” chứ không phải “tục thô”. Cứ làm thế nào mà cười thả ga, xả hết stress là được.
Kết quả: 1 - 0 đã nghiêng về đội nữ!
Người ghi bàn thắng quyết định cho đội nữ là người có cái tên thật nữ tính, và thực tế trong mắt cả lớp đại học thì bạn này cũng luôn dịu dàng, nhu mì, thế mà hôm nay dường như bạn đã phá cách, bạn đã mang cho cả lớp những tiếng cười vô cùng vui vẻ.
“T đã làm chuyện động trời” - như lời một người trong lớp nói về bạn ấy. Bạn ấy giống như hình ảnh con sóng trong thơ của Xuân Quỳnh: “Ồn ào và lặng lẽ, Dữ dội và dịu êm”. Bạn là người phụ nữ có tri thức, có thể dịu dàng đấy nhưng khi cần lại rất quyết liệt, nhu mì đấy nhưng lại rất hài ước… đó là mẫu người phụ nữ mà cánh đàn ông chân chính luôn khao khát.
Mải vui quá nên loáng một cái xe đã đến bến Vịnh Hạ Long. Chúng tôi được công ty tổ chức sự kiện bố trí đưa lên du thuyền, đại diện công ty nói về chương trình tham quan, chúc cả đoàn vui vẻ.
Chúng tôi được bố trí bữa trưa muộn, sau đó nghỉ ngơi để chiều đi tham quan, chèo thuyền kayak.
Ngoảnh đi ngoảnh lại thì trời đã tối. Lúc này cả lớp chúng tôi cùng tập trung lại, ai trông cũng vui vẻ, rạng ngời trong những bộ trang phục dạ hội rực rõ đối với các bạn nữ, các bạn nam thì ăn mặc đơn giản hơn nhưng cũng không kém phần sang trọng. Cả lớp cùng im lặng nghe bạn lớp trưởng phát biểu. Bạn bảo lâu rồi chúng ta mới có dịp gặp lại nhau, mong là dịp gặp nhau này sẽ thắt chặt hơn nữa tình cảm của các thành viên trong lớp…, rồi bạn bắt nhịp để cả lớp cùng nâng cốc. Lớp chúng mình là một gia đình, zooo…
Ngày họp lớp mọi người được dịp ôn lại “Những ngày xưa thân ái” đầy ắp những kỉ niệm vui buồn. Không phân biệt, không chỉ trích, không áp đặt, tôn trọng sự khác biệt, mọi người thỏa sức thể hiện, được sống thật với mình, được là chính mình, không phải...diễn - như lời một người nói. Và đấy chính là những điều quý giá nhất của chúng tôi.
Cả lớp vẫn nhớ như in chuyện tình của lớp trưởng với hoa khôi của lớp. Chuyện tình của họ như là khuôn mẫu của các tiểu thuyết ngôn tình vậy. Chàng đẹp trai, con nhà giàu tên T, còn nàng là hoa khôi của lớp và của kí túc xá nữ luôn, nàng tên H. Có lần đi chơi Chùa Thầy bằng xe đạp, chàng và nàng ban đầu đi cùng cả đoàn sau rồi thế nào họ… lạc đường luôn. Lãng mạn đến thế là cùng. Tiếc rằng họ đã không đi được cùng nhau đến hết con đường tình đẹp như thơ vậy.
Một điều ghi dấu kỉ niệm sâu sắc với chúng tôi nữa là chuyện khi nâng cốc chúc tụng thường hay đồng thanh… hô, chẳng hạn: H. ơi đừng… sợ vợ - khi tham dự lễ cưới của một bạn nam trong lớp. Lần họp lớp này thói quen đó vẫn còn nguyên, không mấy thay đổi.
Cả lớp lại đồng thanh: T & H hãy thuộc về nhau đêm nay. Thế là cả lớp cùng cười bất tận. (Hôm sau có người thắc mắc là đêm qua T & H có thuộc về nhau không nhỉ? Chắc chỉ có trời mới biết được - một người kết luận).
Cứ thế bữa tiệc như kéo dài vô tận. Đến tiết mục văn nghệ có người hát ”Mong ước kỉ niệm xưa”, người hát "Bạn tôi", “Trả lại em yêu”, “Trả lại em yêu chiếc khăn ngày nào. Vâng, những ngày xưa thân ái, xin trả lại cho em; trả lại cho em khung trời đại học, con đường đi học đầy hoa điệp vàng, đầy lá me bay…
Rồi khi màn đêm buông xuống, một vài bạn về phòng nghỉ, các bạn còn lại lại cùng kéo nhau lên boong tàu. Hôm chúng tôi đi lại đúng hôm Rằm dù không chọn. Giữa biển khơi xanh thẳm, trăng trên trời lại sáng lung linh, khung cảnh còn gì lãng mạn hơn nữa.
Lớp chúng tôi học Toán nhưng lại có rất nhiều bạn biết về thơ ca, hò vè… Lúc này ai biết gì thì diễn đấy. Có thể do khung cảnh lãng man, cộng với tình hình chiến sự tại Ukraina nên khi nghe một bạn đọc bài tho Đợi anh về của Simonov thì chúng tôi như thấm từng lời. Rồi có bạn hát opera, hát văn… - đủ các thể loại luôn.
Hình như mặt trời sắp hửng đông, mà đúng thât, 4h sáng rồi mà. Lúc này chúng tôi mới về phòng ngủ, kết thúc một “đêm trắng” tuyệt vời.
Chợp mắt được một lát thì đã nghe thấy bạn quản ca của lớp đi gõ cửa từng phòng gọi dậy để chụp ảnh. Cả lớp tập trung trên boong tàu trong trang phục đồng phục của lớp được thiết kế rất khỏe khoắn, năng động. Khung cảnh bình minh trên boong tàu giữa biển khơi là phông nền cho những bức ảnh, clip đẹp của chúng tôi.
Chụp ảnh, quay clip xong thì cũng đã quá giờ ăn sáng. Bây giờ cả lớp mới ngồi vào bàn ăn. Lại tiếng cười nói, tiếng zô vui vẻ. Cuộc vui tưởng như không có hồi kết, trong khi đó tàu vẫn đang từ từ về bến.
Khi rời du thuyền lên bờ thì cả lớp không ai bảo ai cùng đứng thành hàng dài giơ tay vẫy và hô to tới 3 lần tên du thuyền để cảm ơn sự phục vụ của nhân viên trên tàu: “B. tuyệt vời, B. tuyệt vời, B. tuyệt vời”. “Tuyệt vời” cũng là từ chúng tôi dành cho buổi họp lớp hôm nay.
Thời chúng tôi, những người giỏi nhất vẫn chọn học Toán. Bởi vậy lớp chúng tôi có rất nhiều bạn thi Toán quốc tế, Tin quốc tế, Toán quốc gia… Giờ đây sau nhiều năm ra trường, rất nhiều bạn thành công, tuy vậy có bạn vẫn còn khó khăn.
Nếu theo chuyên môn thì có nhiều người đã là giáo sư, tiến sĩ. Nếu không theo chuyên môn mà rẽ ngang thì có bạn là cơ trưởng của một hãng bay lớn, có bạn là quan chức cấp Cục, Vụ; quan chức đầu tỉnh; Lớp có nhiều cá tính như vậy mà vẫn chơi được với nhau nhiều năm rồi nên nếu không chân tình thì chắc chắn chẳng thể nào chơi được. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc thường xuyên từ ngày ra trường. Người thân của một người bạn cùng lớp có lần mắng yêu chúng tôi: sao các anh họp lớp gì mà hay họp thế.
Độc giả Anh Phạm
">Mang chân tình đi họp lớp
- Hai đêm diễn Mạnh Lệ Quân kỳ nữ của đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long tại rạp Hồng Liên (Quận 6, TP.HCM) mới đây đều cháy vé.
Mạnh Lệ Quân kỳ nữlà tác phẩm kinh điển của cố soạn giả Bạch Mai kể về hành trình Mạnh Lệ Quân giả trai để đào thoát khỏi cuộc hôn nhân với gian thần Lưu Khuê Bích. Sau đó, cô thi đỗ trạng nguyên để phò tá vua giúp nước. Trải qua bao biến cố, Mạnh Lệ Quân được trở lại với thân phận thật của mình, kết duyên cùng người yêu thuở ban đầu là Hoàng Phủ Thiếu Hoa.
Vũ Linh tái xuất bên con gái nuôi Bình Tinh. Kịch bản vốn rất quen thuộc với khán giả yêu cải lương tuồng cổ. Lần này, NSƯT Hữu Quốc đã phục dựng tác phẩm một cách công phu, mới lạ với sự tham gia của toàn thể đoàn Huỳnh Long: Bình Tinh, Hoàng Đăng Khoa, Thái Vinh, Hoài Nhung,... Anh "đo ni đóng giày" nhân vật cho từng nghệ sĩ, toàn bộ trang phục đều được may mới bắt mắt.
Đặc biệt, NSƯT Vũ Linh thu hút sự quan tâm của khán giả khi xuất hiện trong vở diễn với vai hoàng thượng. Anh xuất hiện cảnh cuối, khi hoàng thượng giả làm nội giám đến gặp Mạnh Lệ Quân. Vũ Linh ca, diễn hoàn toàn "mê hoặc" khán giả thể hiện qua loạt tràng vỗ tay nồng nhiệt liên tục. "Vua cải lương tuồng cổ" đã vắng bóng sân khấu hơn 2 năm qua. Anh bất ngờ trở lại với cải lương tuồng cổ thông qua lời nhờ cậy của con gái nuôi Bình Tinh.
Bình Tinh là linh hồn của Mạnh Lệ Quân kỳ nữ. Sinh thời, mẹ cô là nghệ sĩ Bạch Mai từng tỏa sáng với vai Mạnh Lệ Quân khi mới 15 tuổi. Người tiếp bước Bạch Mai thổi hồn vào nhân vật này là NSƯT Ngọc Huyền - một trong những học trò của bà.
"Tôi muốn dựng lại vở này để tạo cơ hội cho thế hệ truyền nhân của đoàn Huỳnh Long biểu diễn. Tôi đã hạnh phúc đến rơi nước mắt khi vở diễn được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Tôi đã không phụ lòng ông bà, ba mẹ, anh trai và các cậu, dì luôn dõi theo từng bước đường mình đi...", Bình Tinh nói.
"Mạnh Lệ Quân" Bình Tinh thể hiện khả năng ca, diễn xuất sắc. Nỗ lực của toàn thể đoàn Huỳnh Long đã được đền đáp. Vở diễn hơn 3 tiếng đồng hồ đã níu chân khán giả đến giờ phút cuối cùng.
Sau khi đoàn Huỳnh Long mất 5 trụ cột do dịch bệnh Covid-19 trong năm qua, Bình Tinh nỗ lực gánh vác đoàn vượt qua khó khăn. Trước đó, cô bị chấn thương xương cổ chân và rạn xương mắc cá do tập luyện quá sức, được bác sĩ khuyên hạn chế đi lại. Đến khi tập Mạnh Lệ Quân kỳ nữ, Bình Tinh lại bị trật cổ chân. Cô không nghỉ ngơi mà băng bó chân lại rồi tập tiếp. Đến đêm diễn, Bình Tinh đã thể hiện hoàn toàn tròn trịa để rồi sau đó đau đớn ôm chân trong hậu trường.
Do quá yêu thích, nhiều khán giả đề nghị tiếp tục diễn vở Mạnh Lệ Quân kỳ nữ. Bình Tinh rất hạnh phúc, cho biết sẽ sắp xếp tái diễn trong thời gian gần nhất. Đồng thời, cô và đoàn Huỳnh Long đang chuẩn bị cho vở diễn Hoàn Châu cách cách.
Gia Bảo
Đời buồn của nghệ sĩ Bình Tinh mất 4 người thân trong 2 tháng
Bình Tinh là con nhà nòi, tài năng được cả giới cải lương công nhận nhưng đời chị lận đận, người chị yêu thương cứ lần lượt ra đi.
">'Vua cải lương tuồng cổ' Vũ Linh tái xuất, 'Mạnh Lệ Quân kỳ nữ' sốt vé
Cần nói rõ ở đây rằng vấn đề tôi muốn nhắc đến là những chiếc ô tô mang biển số 29, 30 chứ không nói tới người Hà Nội, không có ý phân biệt vùng miền. Tôi hiểu rằng rất nhiều xe trong số đó được điều khiển bởi những tài xế vốn là người ở tỉnh, sau này lên Hà Nội làm ăn và sinh sống.
Như thế cũng để thấy cuộc sống bon chen ở thành phố có lẽ "ngấm" dần vào những người sinh sống ở đó. Cái không tốt thì dễ thu nạp nhưng khó đào thải. Để rồi ngay cả khi ở một môi trường tốt hơn (xét riêng về giao thông), họ vẫn giữ cách lái xe cũ.
Hi vọng khi nêu vấn đề này, mọi người cùng xem lại mình để cải thiện ý thức khi tham gia giao thông, vì một xã hội tốt đẹp lên.
Theo độc giả Hoàng Nam/Dân trí
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Xe hết hạn đăng kiểm đúng dịp nghỉ lễ, tôi lâm vào cảnh 'tiến thoái lưỡng nan'Mấy ngày trước, tôi lái xe đưa cả gia đình về quê Thanh Hoá chơi dịp Quốc khánh 2/9. Đến hôm nay, khi chuẩn bị ra Hà Nội thì mới tá hoả phát hiện xe đã hết hạn đăng kiểm. Vậy tôi nên làm gì để tránh bị phạt?">Nhiều ô tô biển 29, 30 vẫn quen kiểu đi bon chen khi về quê
Nhận định, soi kèo Araz Nakhchivan vs Zira, 19h00 ngày 6/2: Cửa dưới ‘ghi điểm’
Trung Quốc là một trong những quốc gia có người dùng Internet lớn nhất thế giới, với khoảng 1,07 tỷ người truy cập web. Cổ phiếu của các hãng công nghệ Trung Quốc đã giảm sau khi cơ quan quản lý trực tuyến của nước này công bố kế hoạch giới hạn thời gian sử dụng điện thoại thông minh cho trẻ em tối đa là 2 giờ mỗi ngày, tờ Guardian đưa tin.
Các quy tắc do Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) đề xuất sẽ yêu cầu các nhà sản xuất thiết bị, hệ điều hành, ứng dụng và cửa hàng ứng dụng giới thiệu cái gọi là “chế độ trẻ em” giới hạn thời gian sử dụng màn hình.
Các đề xuất vẫn đang trong thời gian nhận phản hồi của công chúng. Cụ thể, người từ 16 đến 18 tuổi sẽ sử dụng điện thoại tối đa 2 giờ mỗi ngày, trong khi trẻ em dưới 16 tuổi sẽ bị giới hạn trong 1 giờ/ngày, trẻ dưới 8 tuổi: 8 phút/ngày.
Theo kế hoạch này, các thiết bị bật “chế độ trẻ em” sẽ không sử dụng được trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng. Chỉ có các cuộc gọi khẩn cấp và các ứng dụng được phê duyệt mới hoạt động được trong khoảng thời gian này. Cứ mỗi 30 phút sử dụng điện thoại, các tin nhắn bật lên sẽ nhắc trẻ em nghỉ ngơi.
Về vấn đề này, các nền tảng chia sẻ video bao gồm ByteDance, chủ sở hữu của TikTok, cũng như Bilibili và Kuaishou từng cung cấp “chế độ dành cho thanh thiếu niên”, trong đó giới hạn thời gian sử dụng cũng như giới hạn một số nội dung nhất định. Ứng dụng Douyin của ByteDance, tương tự như TikTok, chặn thanh thiếu niên đăng nhập hơn 40 phút mỗi ngày.
Trước đó, vào năm 2021, chính phủ Trung Quốc đã áp đặt một số hạn chế đối với trò chơi điện tử và trò chơi trực tuyến dành cho trẻ em - chỉ được chơi 3 giờ/tuần. Động thái này của chính phủ nhằm hạn chế chứng nghiện trò chơi điện tử ở thanh thiếu niên.
Dĩ nhiên, nó gây đã ảnh hưởng đến doanh thu của các công ty trò chơi trực tuyến, vốn là ngành kinh doanh có lợi nhuận khổng lồ ở Trung Quốc.
“Tôi nghĩ đề xuất này rất tốt. Một mặt, nó có thể bảo vệ thị lực của bọn trẻ. Mặt khác, nó giúp cha mẹ dễ kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại của con cái hơn. Quan trọng nhất là khi bật chế độ này, các nội dung sẽ được kiểm soát để đảm bảo đó là nội dung tích cực và lành mạnh” - một bà mẹ 2 con ở tỉnh Chiết Giang chia sẻ với CNN.
Cận thị đã trở thành một vấn đề sức khỏe quốc gia ở Trung Quốc. Một số chuyên gia cho rằng tỷ lệ cận thị cao ở trẻ em nước này là do thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc thời gian sử dụng màn hình quá nhiều.
Trung Quốc là một trong những quốc gia có người dùng Internet lớn nhất thế giới. Trong số 1,4 tỷ dân, khoảng 1,07 tỷ người truy cập web, theo số liệu từ Trung tâm thông tin mạng Internet Trung Quốc. Có khoảng 1/5 người dùng là từ 19 tuổi trở xuống, tính đến tháng 12/2022.
Một ông bố 2 con ở thành phố Chu Hải cho rằng, hiệu quả của các biện pháp mới được đề xuất có thể phụ thuộc vào sự ủng hộ của cha mẹ, bởi trẻ em đôi khi sử dụng tài khoản của cha mẹ để xem các nội dung trên Internet.
Quy định này có thể hữu ích trong việc “giúp cha mẹ giám sát con cái” và hạn chế thời gian sử dụng thiết bị.
“Ngay cả người lớn chúng ta cũng cần nó!” - ông bố này nói vui.
Được biết, thời gian để người dân góp ý cho đề xuất này sẽ kết thúc vào ngày 2/9 tới.
Những người sợ nói chuyện điện thoại
ÚC - 90% gen Z ở Úc sợ phải nói chuyện điện thoại và từ đó hình thành xu hướng chia tay người yêu bằng tin nhắn.">Trung Quốc đề xuất chỉ cho trẻ em sử dụng điện thoại 1
- Đọc những lời than vãn của các chị em về tình trạng chia sẻ việc nhà của bạn đời thời gian qua, tôi xin phép được đưa ra góc nhìn đa chiều về vấn đề này. Đầu tiên, làm việc nhà nhiều khi chẳng liên quan đến thu nhập. Có những ông chồng thu nhập gấp hai, ba lần vợ nhưng vẫn chịu khó "cùng" làm việc nhà với vợ. Ngược lại, có những ông chồng để vợ gồng gánh cả kinh tế lẫn cáng đáng việc nhà.
Do đó, vấn đề ở đây là thói quen và tính cách của mỗi người, chứ không phải là tài chính của ai hơn ai. Trước khi kết hôn, nếu không sống với bố mẹ, thì ai sẽ lo liệu việc nhà cho chúng ta nếu mỗi người chưa đủ tiền thuê giúp việc? Như vậy, việc nhà chính là trách nhiệm của mỗi người đối với nơi mình ở, bất kể là cha mẹ hay con cái, nên đó không phải là công việc "thích thì làm, không thích thì chờ hoặc sai bảo người khác làm" và đương nhiên càng không phải là "điểm cộng khi chọn bạn đời".
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, việc các ông chồng không coi việc nhà là trách nhiệm của mình cũng xuất phát rất nhiều từ chính các chị em. Tuy không phải tất cả nhưng chắc chắn chẳng ai lạ gì với việc mẹ dạy con gái làm tất tần tật việc nhà, còn con trai thì không phải làm gì cả. Và như một lẽ đương nhiên, nếu những cậu trai không có thói quen làm việc nhà từ nhỏ, thì làm sao có thể kỳ vọng chúng sẽ "chủ động" làm việc nhà cùng vợ sau khi kết hôn?
>> 'Phụ nữ Việt khổ vì tiêu chuẩn kép'
Các chị em cũng đừng mong thay đổi được thói quen, tính cách của những ông chồng gia trưởng, lười biếng mà thay vào đó hãy dạy cho con trai mình rằng, việc nhà là trách nhiệm, là việc phải làm với kỳ giới nào. Có như vậy thì những thế hệ phụ nữ sau này mới bớt cảnh một mình làm hết việc nhà.
Và cuối cùng, tôi xin đưa ra ví dụ cụ thể về chính mẹ của tôi. Bà luôn yêu cầu tôi làm mọi công việc nhà từ khi còn nhỏ gì tôi là con trai và giúp tôi hình thành nên ý thức như hiện tại. Và những đứa cháu trai được bà nuôi ăn học cũng vậy, khi lập gia đình, họ đều là những ông chồng siêng làm việc nhà. Lý do vì sao thì có lẽ mọi người (đặc biệt là các chị em) chắc cũng đã rõ.
Tóm lại, con cháu gái các chị em sau này có được chồng chia sẻ việc nhà hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào cách chúng ta dạy con trai, cháu trai của mình.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
">Tư tưởng 'chồng là trụ cột kinh tế, vợ phải lo hết việc nhà'
- Vở diễn Làng song sinh do nhà văn Xuân Đức viết kịch bản, kể về ngôi làng Thủy - nơi có một lời nguyền rằng, ai sinh đẻ cũng phải sinh đôi. Vì muốn xóa bỏ lời nguyền đó, ba người đàn ông của làng đã kết nghĩa anh em rồi cùng lên chùa cầu tự. Khi có con, ba người tuyên bố với làng xóm rằng, lời nguyền sinh đôi đã được hóa giải. Gia đình ba người chỉ sinh con một.
Từ đây, câu chuyện được dẫn dắt đi theo cuộc sống của Tấn, Tạ và Quả - ba người con của ba người đàn ông kết nghĩa. Họ lớn lên trong chiến tranh, cùng vào chiến trường và chiến đấu trên một mặt trận. Khi hòa bình, họ trở về làng và từ đó, những bí mật được che giấu bao năm hé mở...
NSƯT Quang Thắng trong một cảnh diễn. "Đây là một vở kịch đi sâu vào vấn đề nhân tính, bản thể. Những nút thắt, mở xoay quanh cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu, sự quang minh, trong sáng và sự hèn nhát, đen tối... Có lúc những sự đối lập ấy tồn tại trong cùng một người, có lúc chúng lại tách biệt ở hai con người giống nhau về diện mạo. Vở kịch chứa đựng những bài học, suy nghĩ về cuộc sống rất có giá trị về quá trình tự diễn biến, tự chuyển hoá của con người", NSND Trung Hiếu chia sẻ.
NSƯT Lê Chức cho biết, trước kia khi đọc kịch bản Kẻ song sinhcủa nhà văn Xuân Đức ông chưa ấn tượng lắm. Tuy nhiên, khi xem bản dựng của NSND Trung Hiếu, ông cảm thấy bất ngờ vì diễn biến kịch đầy bất ngờ khiến người xem không thể đoán trước được.
Làng song sinhcó sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng như NSƯT Quang Thắng, Tiến Minh, Thiện Tùng, Thùy Dương, Thùy Anh, Việt Dũng, Mạnh Hưng, Xuân Hồng, Quốc Đam... Vở diễn sẽ được tham gia Liên hoan sân khấu kịch nói toàn quốc 2021 dự kiến vào tháng 11 tới nếu dịch Covid-19 được kiểm soát tốt.
Tình Lê
Tự Long, Xuân Bắc, Quang Thắng, Vân Dung tham gia đại tiệc kịch nói
Từ 21-27/10, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam sẽ tổ chức tuần lễ kỷ niệm 100 năm sân khấu kịch nói Việt Nam (1921 – 2021) tại Nhà hát Lớn Hà Nội với nhiều vở kịch hấp dẫn.
">NSƯT Quang Thắng tham gia vở diễn mới của NSND Trung Hiếu